Tài sản đầu tư, quy trình kiểm kê như thế nào?

Chia Sẽ

03:18 25/01/2022

Tài sản đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy, bạn phải đảm bảo rằng khối lượng tài sản của mình luôn ở trong tình trạng tối ưu nhất. Các doanh nghiệp cần quan tâm đến khâu quản lý, đặc biệt là vấn đề kiểm kê tài sản hằng năm.

Theo quy định tại Điều 40 Luật kế toán năm 2015, Nghị định số 174/2016/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật kế toán năm 2015 quy định kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:

  • Niên độ kế toán năm

  • Đơn vị kế toán bị sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, phá sản hoặc bán, giải thể, chấm dứt hoạt động, cho thuê.

  • Đơn vị kế toán được thay đổi loại hình hay hình thức sở hữu.

  • Xảy ra lũ lụt, hỏa hoạn hay các thiệt hại khác.

  • Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá lại tài sản.

  • Các quy định khác do pháp luật quy định.

Quy định được đưa ra nhằm giúp các chủ sở hữu doanh nghiệp tổng hợp và kiểm kê lại tài sản của mình. Kịp thời phát hiện, sửa chữa những hư hỏng, mất mát do vấn đề tài sản đem lại, đồng thời kiểm tra số liệu đã khai báo trên sổ sách kế toán có khớp với thực tế không. Tránh trường hợp kê khai gian dối làm hao hụt ngân sách của doanh nghiệp và đặc biệt là lợi ích của tập thể.

Đảm bảo rằng quá trình kiểm kê được đầy đủ và chính xác nhất. Các doanh nghiệp cần tuân theo trình tự các bước sau:

1. Thành lập hội đồng kiểm kê tài sản

Hội đồng kiểm kê tài sản bao gồm các cá nhân sau:

  •  Giám đốc hoặc là thủ trưởng

  •  Trưởng bộ phận trực tiếp sử dụng tài sản

  •  Trưởng phòng quản lý tài sản

  •  Kế toán trưởng, kế toán tài sản

  •  Một số ủy viên khác.

2. Hoạt động kiểm kê được tiến hành tại các đơn vị trực thuộc

Sau khi thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản, Hội đồng sẽ di chuyển đến đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp để kiểm kê thực tế tài sản. Thời gian cần thiết để kiểm kê sẽ tùy thuộc vào quy mô và số lượng tài sản mà đơn vị hiện có.

Phương thức kiểm kê tài sản:

Kiểm kê toàn phần: là kiểm tra lại số lượng toàn bộ tài sản tại đơn vị, rà soát những thông tin ghi chép trên sổ kế toán có đúng, chính xác hay không. Việc kiểm tra này thường được thực hiện ít nhất mỗi năm một lần vào các ngày cuối tuần.

Kiểm kê từng phần: Phương pháp kiểm kê này dựa trên yêu cầu của chủ doanh nghiệp hoặc các bộ phận có liên quan. Phạm vi thực hiện thường không lớn và được tiến hành khi cấp trên phát hiện có dấu hiệu sai sót hoặc kiểm tra đột xuất bất kỳ địa điểm nào.

3. Tổng hợp số liệu, so sánh thực tế và lập biên bản kiểm kê

Sau khi hoàn thành việc kiểm kê, bộ phận có thẩm quyền sẽ tổng hợp lại số liệu. Sau khi kiểm tra, đối chiếu với thực tế sẽ lập biên bản kiểm kê và báo cáo lên cấp trên. Đồng thời đưa ra các kiến nghị và giải pháp khắc phục, đổi máy công tác quản lý tài sản sao cho hiệu quả hơn.

Các bước cần chú ý trong quản lý tài sản doanh nghiệp

Để đảm bảo rằng tài sản của mình luôn được quản lý và giám sát đầy đủ, doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến các quy trình sau:

Ảnh: Các bước quản lý tài sản doanh nghiệp cần lưu ý

Xác định thông tin và phân chia được khối lượng tài sản của mình

Để theo dõi tài sản của mình, doanh nghiệp phải có sự hiểu biết nhất định về số lượng tài sản của chính mình. Đối với các doanh nghiệp hay tập đoàn lớn trên thị trường cần xác định rõ các đơn vị, bộ phận trực thuộc hiện sở hữu tài sản như thế nào? Mục đích sử dụng là gì? Số lượng bao nhiêu? Hiện tại đang được sử dụng bởi phòng ban hay do cá nhân nào quản lý ?…

Đây được xem là bước đầu tiên để đảm bảo doanh nghiệp nắm được khối lượng tài sản của mình và thực hiện các bước tiếp theo.

Nắm rõ tình trạng tài sản của mình

Sau khi xác định được tài sản hiện đang ở đâu, bước tiếp theo là doanh nghiệp nhanh chóng cập nhật tình trạng của tài sản để bảo đảm rằng tài sản đó vẫn đang trong tình trạng hoạt động tốt và sử dụng được. Đối với nhóm tài sản hư hỏng, các doanh nghiệp có thể phát hiện kịp thời và sửa chữa để tránh tình trạng hư hỏng nặng hơn hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Cập nhật thông tin tài sản thường xuyên

Thường xuyên theo dõi tình trạng của tài sản là cách tốt nhất để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra và ngăn chặn, sửa chữa kịp thời. Doanh nghiệp nên tổ chức kiểm kê hằng năm để đảm bảo kê khai chính xác nhất.

Để hỗ trợ việc quản lý tài sản các doanh nghiệp được hoàn thành một các nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Chúng tôi muốn gửi đến mọi người giải pháp quản lý tài sản chuyên nghiệp Faceworks. Phần mềm quản lý tài sản Faceworks tích hợp các thao tác cơ bản từ xuất, nhập, cập nhật các thông tin tài sản, thanh lý, khấu hao… Nó còn hỗ trợ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong việc thu hồi tài sản, hỗ trợ tạo kỳ kiểm kê và điều chuyển đơn vị này sang đơn vị khác …

(Nguồn tổng hợp - quanlydautu.vn chỉnh sửa)